Bước tới nội dung

Trận Arausio

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Arausio
Một phần của cuộc Chiến tranh Cimbri
Những cuộc di trú của dân Cimbri và Teuton. Các thất bại của quân Cimbri và Teuton. Các thắng lợi của quân Cimbri và Teuton.
Các cuộc di trú của dân Cimbri và Teuton.
Các thất bại của quân Cimbri và Teuton.
Các thắng lợi của quân Cimbri và Teuton.
Thời gian6 tháng 10[1] năm 105 trước Công nguyên
Địa điểm
Kết quả Chiến thắng rất lớn của quân Cimbri và Teuton, quân đội La Mã bị hủy diệt.[2][3]
Tham chiến
Người Cimbri
Người Teuton
Cộng hòa La Mã
Chỉ huy và lãnh đạo
Vua Boiorix
Vua Teutobod
Quintus Servilius Caepio
Gnaeus Mallius Maximus
Lực lượng
Khoảng 200.000 người 80.000 người (10-12 lính Lê dương),
cộng thêm 40.000 quân trợ chiến và tùy tùng
Thương vong và tổn thất
15.000 người chết 80.000[4][5][6] hoặc lên đến 120.000 người chết nếu tính cả quân trợ chiến và tùy tùng[7][8]

Trận Arausio bùng nổ vào ngày 6 tháng 10 năm 105 trước Công nguyên, tại địa điểm giữa thị trấn Arausio (Orange, Vaucluse ngày nay) và sông Rhône. Hai đạo quân La Mã dưới quyền Thống đốc Quintus Servilius CaepioTổng tài Gnaeus Mallius Maximus đã dàn trận đánh các bộ lạc di trú của người Cimbri dưới quyền Boiorixngười Teuton. Tuy nhiên, sự mâu thuẫn sâu sắc giữa hai vị tướng đã khiến cho các đạo quân La Mã không thể hợp đồng, và kết quả là thảm bại của họ. Thảm họa này tạo điều kiện cho Gaius Marius lên nắm quyền và tiến hành những canh tân về tổ chức và hệ thống tuyển quân của các Binh đoàn Lê dương La Mã. Theo sử cũ, quân La Mã mất đến 8 vạn binh sĩ[4], cùng với 4 vạn quân trợ chiến (Ala), quân hầu và tùy tùng[7][8] - kỳ thực là toàn bộ quân La Mã bị hủy diệt.[2] Đây là lần đầu tiên trong vòng 8 năm mà một đợt tấn công của quân German đại phá quân La Mã.[9]

Trận Arausio được xem là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất của Quân đội La Mã, và là thảm bại lớn nhất của họ kể từ sau trận Cannae. Tuy được so sánh với những thất bại của quân La Mã trước quân Carthage thời Chiến tranh Punic lần thứ hai, thất bại này không phải là dưới tay của một đội quân tinh nhuệ như các thất bại trước quân Carthage[9]. Sau thắng lợi, con đường đã rộng mở cho quân German tràn vào đất Ý, nhưng họ lại mở các cuộc công kích vào Tây Ban NhaPháp chứ không hề phát huy chiến quả.[2][3][10] Và, 3 tháng sau đại bại, người La Mã đã báo thù bằng trận Aquae SextiaePháptrận VercellaeÝ.[11] Do đó, các thảm họa Cannae và Arausio chỉ có tác dụng trì hoãn chiến thắng cuối cùng của La Mã, khác với trận rừng Teutoburg đập tan kế hoạch xâm chiếm vùng Germania của họ.[12]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ [1] Plutarch: Lives Lucullus 27,7
  2. ^ a b c Richard A. Gabriel, The Great Armies of Antiquity, trang 266
  3. ^ a b Eva Matthews Sanford, The Mediterranean world in ancient times, trang 395
  4. ^ a b Valerius Antias (1st century BC). Manubiae (quoted by Livy, Periochae, book 67).
  5. ^ Albert A. Howard (1906). "Valerius Antias and Livy", Harvard Studies in Classical Philology 17, p. 161-182.
  6. ^ Canon Rawlinson (1877). "On the Ethnography of the Cimbri", The Journal of the Anthropological Institute of Great Britain and Ireland 6, p. 150-158.
  7. ^ a b Mommsen, Theodor; The History of Rome, Book IV
  8. ^ a b According to Publius Rutilius Rufus (quoted by Granius Licinianus, page 12), the figure concerning regular and light-armed troops was 70,000. Valerius Antias' figure includes 40,000 suppliers.
  9. ^ a b Williamson Murray, Military Adaptation in War: With Fear of Change, trang 40
  10. ^ Ivar Lissner, The Caesars: might and madness, trang 23
  11. ^ Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: A-E, trang 62
  12. ^ Cornelius Tacitus, Herbert W. Benario, Agricola, Germany, And Dialogue On Orators, các trang 59-60.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]